Khóa tu dành cho bạn trẻ.

Khóa tu "Hương sen mùa hạ" là khóa tu thường niên của chùa Quang Thọ (Phan Văn Hớn, Huyện Hóc Môn). Khóa tu dành cho các bạn trẻ vào mùa hè. Khóa tu kéo dài trong một tuần 29/7 đến 5/8/2012. Các bạn trẻ ở nội trú trong chùa để học, chỉnh sửa bản thân để trở thành người con ngoan, người có ích cho xã hội. 

Qúy thầy rất quan tâm đến giới trẻ, khi thấy rằng, các con tuy tuổi còn trẻ mà đã biết đến chùa để tu học, trong khi đó, có không ít bạn trẻ như các con hiện đang mãi vui chơi với những điều vô bổ, tiêu hao tiền của cha mẹ, gây đau khổ cho gia đình, tạo nên nỗi lo cho xã hội, và hơn hết là đánh mất đi tương lai của chính bản thân mình. ĐĐ. Thích Lệ Tâm cũng mong rằng, các bạn trẻ về chùa học hành và tu tập dù thời gian chỉ có 07 ngày, nhưng đó là trải nghiệm quý báu của cuộc đời, để giúp cho các bạn trẻ sống tốt đẹp hơn, trở thành tấm gương đạo đức sáng ngời cho bạn bè trong cuộc sống vốn đang có rất nhiều cám dỗ - Lời phát biểu của ĐĐ Thích Lệ Tâm - Trụ trì chùa Quang Thọ, trưởng ban tổ chức

Thầy trụ trì ĐĐ Thích Lệ Tâm - Thư ký ban đại diên Phật giáo huyện Hóc Môn
Không khí trang nghiêm
Học tập chuyên cần, chăm chú
Sinh hoạt chuyên đề Tình yêu và Tuổi trẻ
Ths Tâm lý Ngô Minh Duy (pháp danh Quảng Tâm) 


Hứng thú với lời thầy chia sẻ




Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân


Phát biểu sôi nổi 


Nhiệt tình tham gia trò chơi

Say mê và tự nhiên
Bao nhiêu tâm tư muốn trao đổi
Bí mật sẽ được bật mí


 Viết ra nỗi lòng của mình
Tâm sự dồn nén bấy lâu, hôm nay sẽ tỏ cùng thầy
Các em biết yêu chưa???
Thầy lần lượt trả lời
Tình bạn
Buổi sinh hoạt chuyên đề kết thúc


Lễ dâng hoa đăng cầu bình an cho Cha Mẹ, người thân


Cách từ chối lời tỏ tình!

Cô ơi.
Làm sao để con gái từ chối con trai một cách tế nhị mà vẫn giữ được tình bạn trong sáng, để người ta hiểu mình mà mình khỏi bị xem là "chảnh"?
                                                                                                                            Cô bé dễ thương K11

Cách học và ôn thi hiệu quả

Ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất của học sinh, nhất là thời điểm gần thi đại học thì tình hình càng căng thẳng. Thế nhưng, ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn.
Đi thi đại học (ĐH) thì ai mà chẳng muốn đậu. Nhưng tấm vé vào cổng trường ĐH thì rất ít và chỉ dành cho những ai có năng lực tốt và có phương pháp học tập hiệu quả. Nắm được phương pháp học có khoa học, các thí sinh không những tiếp thu hết chương trình các môn học, còn phải biết cách trình bày ra thành bài thi có hiệu quả.
1. Học phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng 
- Cho dù thời gian bạn dành cho việc học nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học để làm gì? Học cho ai?” Học để phát triển toàn diện nhân cách, để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng ĐH để hợp thức hóa việc xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn. 
Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt?
a. Lạc quan tích cực: đây là yếu tố then chốt. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều con người thành đạt. 
b. Có mục đích: nếu bạn lấy mục đích học vì điểm số thì việc học đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực nhọc mà thôi. Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng bạn không nên học vì điểm, học vì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc học của mình, ví dụ như khi học tiếng Anh thì xác định mình học nó để tiếp cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế. Khi học lịch sử thì xác định học để tìm hiểu về lịch sử dân ta, để có vốn kiến thức văn hóa nền tảng để có thể giới thiệu quê hương, đất nước mình với bạn bè năm châu. Còn khi học toán, lý, hóa, bạn xác định học để rèn luyện cho mình được đầu óc tư duy logic tổng hợp…
 2. Có phương pháp học hiệu quả
 a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể 
- Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. 
- Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình:
+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?
- Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.
- Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước.
b. Cách tư duy hiệu quả 
Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả. 
Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào. 
c. Cách ghi nhớ hiệu
Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách?
Bạn hãy thực hiện theo cách sau: 
- Ghi thành dàn bài:
 Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó. 
- Nhẩm trong óc: 
+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
 + Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn. 
+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
- Ghi ra giấy: 
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.
d. Cách học hiệu quả
- Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. 
- Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:
- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực... 
- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau... 
Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory). 
e. Về thời gian học
-  Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.
- Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.
f. Về không gian họcHãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.
 3. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi 
a. Không nên học ngay sau bữa ăn. 
b. Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.
c. Ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa. 
d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).
Theo Mực Tím

Thông tin về nghề tham vấn và các kỹ năng

Kỹ năng tham vấn là bài đăng của tác giả Phạm Mạnh Hà, tôi xin liên kết để chia sẻ cho những độc giả quan tâm đến công tác tham vấn

Câu chuyện tuần 3: Nhật ký của Mẹ

Mẹ là từ thiêng liêng nhất đối với tất cả mọi người. Những ai đã đi qua tới cái dốc bên kia của cuộc đời thì đều nhắn nhủ với chúng ta:"Ai còn Mẹ, xin đừng làm mẹ khóc" Ca khúc: Nhật ký của mẹ đã làm rung động trái tim bao người bởi những ca từ thật sự đơn giản. Đây là một lời bình luận của 1 bạn trên trang Youtube sau khi nghe bài hát:
Khi 3 tuổi: "Con yêu mẹ, mẹ ơi"

10 tuổi: "Vâng , gì cũng được ạ"

16 tuổi: "Mẹ mình thật lắm chuyện"

18 tuổi: "Mình muốn rời khỏi căn nhà này ngay lập tức!"

28 tuổi: "Mẹ ơi, mẹ nói đúng..."

35 tuổi: "Con muốn về nhà với mẹ"

45 tuổi: "Xin mẹ đừng bỏ con"

55 tuổi: "Giờ đây, tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có mẹ bên cạnh và được phụng dưỡng bà..." Chúng ta hãy lắng nghe, cảm nhận bài hát và trải nghiệm cảm xúc của mình.


Câu chuyện tuần 2: Cậu bé Tae Ho

Trong cuộc sống này, ở một thời điểm nào đó, bạn và tôi đều có thể la lên: "tại sao tôi khổ thế này?". Những lúc như vậy, chúng ta dễ dàng có những hành động không mấy sáng suốt. Kết quả của những hành động đó luôn làm cho bản thân, gia đình...tổn thương, đau khổ. Vì lẽ đó, tôi muốn chia sẻ đoạn clip này để chúng ta xem và suy ngẫm

(Tác giả sưu tầm)

"Mình yêu cùng dấu nhé?”


Nếu nhận được lời “tỏ tình” từ một người… cùng phái trong khi bạn hoàn toàn không có xu hướng đồng tính, bạn sẽ xử lí làm sao?
Thạc sĩ tâm lý Ngô Minh Duy
Lớp học kì này của Ếch con do thầy Ngô Minh Duy (Giảng viên Khoa Tâm lý học trường ĐH Văn Hiến) sẽ cùng hướng dẫn chúng ta những cách “cắt đuôi” cùng dấu hiệu quả nhất:
COI CHỪNG “NGỘ NHẬN”:
“Có một người anh học lớp trên luôn quan tâm đến tớ. Hằng ngày anh cứ sms đều đặn hỏi thăm, chúc ngủ ngon, học tốt, trời mưa cũng gọi hỏi có mang áo mưa không. Rồi đột ngột một ngày, anh ngưng liên lạc, tớ bỗng thấy hụt hẫng, bồn chồn khó tả, tớ luôn muốn gặp anh. Tớ tâm sự với cô bạn thân thì mới nhận được một câu xanh rờn: Bạn bị gay rồi! Tớ đang hoang mang thì nhận được lời tỏ tình từ anh ấy, không lẽ tớ thích anh ấy thật?? ”– Trích thư của S. (17 tuổi, Q.Phú Nhuận)

Hiện tượng đồng tính ở giới trẻ


1.     Đồng tính, trào lưu mới của giới trẻ
Đồng tính được biết đến như một xu hướng tình dục từ thời xa xưa. Ngày nay, đồng tính không chỉ là một xu hướng tình dục, mà đó còn là một trào lưu mới của giới trẻ, một hiện tượng tâm lý xã hội đang nổi lên và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thu hút được nhiều người tham gia.

“Chiếc ghế trống” - kỹ thuật trị liệu của trường phái Gestalt


Fritz Perls

Frederick (Fritz) Perls là người sáng lập trị liệu Gestalt nhưng người có công phát triển chính là Erving Polster và Miriam Poslter. Trường phái Gestalt đưa ra nhiều kỹ thuật trị liệu có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày đối với từng cá nhân hay nhóm nhỏ (lớp học, gia đình…). Ví dụ như: Kỹ thuật “chiếc ghế trống”, “giải mã giấc mơ”, Bài tập đối thoại, Kỹ thuật hoán vị, Bài luyện về tập diễn, bài tập phóng đại…. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một kỹ thuật thường được các nhà trị liệu sử dụng trong trị liệu cá nhân. Kỹ thuật này đã được nhiều nhà trị liệu đánh giá là nó đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Hình ảnh lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Hóc Môn, Tp.HCM

 Lễ giỗ tổ Hùng Vương tổ chức tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ vào ngày 30.3.2012, tức nhằm ngày mùng 9.3 âm lịch (giỗ trước 1 ngày). Tất cả các học sinh ở cả 3 khối 10, 11, 12 và tất cả giáo viên , cán bộ, nhân viên nhà trường đều tham dự đông đủ.







Kỹ năng bày tỏ cảm xúc


Có thể nói, bày tỏ cảm xúc đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm lý của con người. Về cơ bản, chúng ta có 6 loại cảm xúc: giận dữ, buồn, vui, ngạc nhiên, ghê tởm và sợ hãi. Khi giao tiếp trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường bày tỏ những loại cảm xúc này một cách có ý thức hoặc là vô thức.

Vai trò của giáo viên trong tham vấn

Để thiết lập các dịch vụ mang tính hiệu quả trong trường tiểu học, nhà tham vấn cần phát triển tốt mối quan hệ với giáo viên và nhân viên khác của trường.


Bằng cách đó, nhà tham vấn sẽ trở thành thành viên kết nối giữa các nhân viên trong trường và chương trình tham vấn của họ. Họ nhận ra rằng sự thành công của chương trình tham vấn chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân và mối quan hệ đồng nghiệp được thiết lập giữa các giáo viên trong trường. Những mối quan hệ này sẽ thể hiện được những mục tiêu chung - được thiết lập giữa giáo viên và nhà tham vấn: rằng trẻ em sẽ có sự tiến bộ trong phát triển giáo dục, xã hội, và nhân cách của họ.

Tham vấn tâm lý học đường, lịch sử và phát triển

A.   Đôi nét về lịch sử
1. Thế giới
Jesse B. Davis
Tham vấn tâm lý học đường (School Counseling) hay còn gọi là tham vấn học đường là một nhánh của ngành tham vấn tâm lý được xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ. Jesse B. Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghề nghiệp và đạo đức” (Vocational and Moral Guidance) cho học sinh các trường học công. Frank Parsons, được xem như cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn gọi Khải đạo), đã viết cuốn sách “Chọn lựa một nghề ” (Choosing a Vocation) vào năm 1909 qua đó trình bày phương pháp kết nối những đặc điểm tính cách của một cá nhân với một nghề nghiệp. Jesse Davis, Frank Parsons, Eli Weaver và nhiều người khác nữa đã tạo thành một trào lưu thúc đẩy cho sự phát triển của ngành tham vấn học đường.

Bạn có bị bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là bệnh tương đối khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Theo dự đoán của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm sẽ là một trong những căn bệnh của thời đại, số lượng thân chủ sẽ có khuynh hướng ngày càng gia tăng trong tương lai và nhân loại sẽ phải đối mặt với căn bệnh này. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng trầm cảm, tuy nhiên căn bệnh này thường gặp nhất ở độ tuổi từ 20-50. Tỉ lệ nữ giới mắc chứng trầm cảm nhiều hơn so với nam giới.